Dưới sự thúc đẩy phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề đan mây tre, dẫn đến nhiều công ty mây tre ra đời. Nhưng đến hiện tại vẫn còn nhiều doanh nghiệp còn đang loay hoay tìm thị phần hoặc đang đuối sức dưới sự cạnh tranh từ nhiều phía .
Theo thống kê của ngành du lịch, năm 2019 có hơn 19 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam và hàng triệu lượt khách du lịch nội địa, đây là nguồn khách hàng tiềm năng để chúng ta khai thác nhưng có vẻ như các công ty mây tre Việt vẫn chưa tìm ra cách để chinh phục.
Mặc dù mẫu mã luôn được cải tiến, đa dạng nhưng vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Với cách tiếp thị và bán hàng truyền thống vẫn chưa được đầu tư đúng mực, không thay đổi phương thức mới, không đầu tư chiến lược phát triển tổng thế, vẫn chưa chú trọng vào truyền thông, marketing,… Đa phần là tự phát và phát triển ở địa phương. Kết quả là các làng nghề thủ công ngày càng tuột dốc, đánh mất lợi thế vốn có của nó.
Xu hướng phát triển các sản phẩm từ mây tre, thổi luồng gió mới vào cuộc cách mạng thủ công:
- Tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trang trí, tạo điểm nhấn, có công dụng phù hợp với đời sống hiện đại.
- Tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới như lục bình, xơ dừa, cói,… để tạo đa dáng hóa sản phẩm.
- Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- Thường xuyên thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tập trung phát triển thị trường nội địa, khai phá tiềm năng vốn có như: các khu thương mại, du lịch, trung tâm vui chơi giải trí,….
Lợi thế kinh doanh
Là quốc gia có lượng khách du lịch hằng năm cao, có nhiều trung tâm thương mại, các khu du lịch, giao thương, nên việc bày bán các sản phẩm thủ công sẽ thu hút được mọi người.
Giá trị văn hóa, bản sắc Việt trên mỗi sản phẩm thủ công là lợi thế cạnh tranh căn bản cần được các doanh nghiệp chú trọng quan tâm hơn, đồng thời nghiên cứu các mặt hàng mà thị trường cần để sản xuất ra sản phẩm phù hợp. Với mỗi khách du lịch quốc tế, ngoài việc quan tâm đến công dụng của sản phẩm mà họ còn quan tâm đến câu chuyện mà mình muốn kể trong từng sản phẩm.
Phát triển ngành nghề đan mây tre tại các vùng nông thôn là một giải pháp hiệu quả nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực, tài nguyên,… có sẵn ở địa phương, qua đó, tạo được nguồn thu nhập cho người dân và đóng góp ngân sách vào địa phương. Tạo điều kiện thúc đẩy nghề phát triển và khu du lịch làng nghề.
Các sản phẩm mây tre sử dụng thủ công là chính nên dễ dàng huy động nhiều người lao động thời vụ. Mặc khác, Nơi làm việc cũng dễ dàng tìm kiếm và không tốn kém bằng các ngành khác. Chi phí đào tạo thấp và thời gian đào tạo nhanh.
Cơ hội
Thị trường tiêu thụ vẫn còn đang mở rộng, xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đang dần chiễm lĩnh thị trường. Thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật, Anh,… có khả năng chi trả cao
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào một vài khâu trong quá trình sản xuất
Sáng tạo, Phát triển xu hướng sản phẩm mới.
Sự hỗ trợ phát triển của nhà nước và địa phương
Bên cạnh các cơ hội, thì các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn.
Cạnh tranh lao động với các làng nghề khác, các ngành công nghiệp khác.
Nguyên liệu ngày càng ít và khan hiếm, phụ thuộc vào nguồn cung từ các tỉnh ngoài nên chi phí vận chuyển cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao,cần có biện pháp nuôi trồng và bảo quản nguyên liệu ở địa phương.
Khó sản xuất qui mô lớn.
Cơ sở hạ tầng kém, hạn chế về công nghệ.
Cạnh tranh sản phẩm với các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan
Phải sản xuất trên địa bàn rộng.
Khả năng tìm hiểu thị trường, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp còn yếu kém.
Bài viết liên quan: